Một thực tế, cơ thể chúng ta sẽ mất một khối lượng nước đều đặn mỗi ngày thông qua việc đào thải qua nước tiểu, mồ hôi, phân, hơi thở,...Đó chính là lý do vì sao chúng ta cần phải bổ sung nước đầy đủ và liên tục mỗi ngày.
Vai trò của nước đối với cơ thể
Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, giúp loại bỏ cặn bã, độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ điều hòa thân nhiệt, giúp cân bằng hoạt động và vô vàn những lý do khác.
Trong đó, 4 vai trò chính của nước được thể hiện như sau:
Làm dung môi cho các phản ứng hóa học
Dung môi được hiểu là một dịch lỏng để hòa tan những chất hóa học khác nhau trong cơ thể. Nhờ việc hòa tan trong dung môi, các phản ứng hóa học mới có thể diễn ra, và chính hoạt động đó sản sinh ra những thành phần giúp cơ thể tồn tại.
Nước trong mạch máu sẽ giúp vận chuyển dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Ngoài ra, nước còn vận chuyển luôn những chất quan trọng khác như hormon, kháng thể từ nơi tổng hợp đến tận cơ quan sử dụng chúng. Những thành phần cặn, độc hại bên trong cơ thể như ure, cacbon lại được nước đưa tới phổi, thận để bài tiết ra bên ngoài.
Là chất phản ứng
Chất trực tiếp tham gia vào chuỗi phản ứng hóa học được gọi là chất phản ứng. Hiểu một cách đơn giản nhất, trong một phản ứng sinh hóa của cơ thể, nước chính là thành phần không thể thiếu. Ví dụ như trong phản ứng của tế bào, các phân tử có trọng lượng lớn như polysaccharide, chất béo, protein, được phân cắt thành các phân tử nhỏ hơn khi phản ứng với nước. Vậy trường hợp không có nước, chắc chắn cơ thể chúng ta không xảy ra phản ứng thủy phân.
Là chất bôi trơn
Nước đóng vai trò như một chất bôi trơn trong cơ thể, giúp thực phẩm đi vào thực quản một cách dễ dàng. Nước cũng giúp bôi trơn các khớp xương và sụn của chúng ta, cho phép chúng di chuyển trơn tru hơn, tránh được tình trạng viêm xương, khớp. Mắt của chúng ta cũng cần nước để hoạt động hiệu quả hơn.
Vai trò điều hòa nhiệt độ
Cơ thể chúng ta kiểm soát nhiệt độ thông qua các tuyến mồ hôi ở da. Khi cơ thể cảm thấy nóng, nước trong tuyến mồ hôi ở da sẽ bay hơi và tạo ra hiệu ứng làm mát. Khi cơ thể cảm thấy lạnh, da sẽ duy trì nhiệt độ cơ thể về mức thích hợp. Nước có một vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể.
Uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ
Hầu hết mọi người chỉ uống nước khi cơ thể có dấu hiệu khát, điều này là hoàn toàn không tốt. Dưới đây là 3 tiêu chí mà bạn cần biết để cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày cho cơ thể.
Cân nặng: Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người nên nhu cầu nước phụ thuộc vào cân nặng của cơ thể. Tờ US News & World Report đã đưa ra một công thức chung để mọi người có thể dựa vào đó để tính lượng nước cần bổ sung mỗi ngày. Bạn có thể tham khảo công thức này và áp dụng ngày công thức ngày:
Cân nặng (lbs) * 0.5 = Lượng nước (oz)
Độ tuổi: Người trưởng thành, người già hay trẻ nhỏ đều có nhu cầu nước uống khác nhau. Trẻ em có nhu cầu nước cao gấp 3 đến 4 lần. Trong khi đó, người già sẽ có xu hướng cần ít nước hơn.
Giới tính: Nam và nữ có nhiều khác biệt về tâm sinh lí, thể trạng, vận động nên nhu cầu nước uống theo đó cũng có sự khác nhau.
Ngoài những yếu tố cân nặng, độ tuổi, giới tính thì nhu cầu nước uống còn phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện sinh hoạt, tình trạng lao động, sinh lý…
Nên uống vào thời điểm nào?
Ngoài việc hiểu đúng và đủ vai trò của nước, xác định được khối lượng nước cơ thể cần mỗi ngày thì việc xác định thời điểm bổ sung nước góp phần không nhỏ trong việc duy trì sức khỏe. Dưới đây là những thời điểm “vàng” để cung cấp nước cho cơ thể.
Sau khi thức dậy: Một ly nước ấm cho buổi sáng được ví như “tiên dược” nước đi vào cơ thể lúc này có rất nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể như bù nước hiệu quả, cân bằng điện giải, kích thích hệ thống ruột vận động, tăng bài tiết và lưu thông máu…
Trước bữa ăn sáng: Để kích thích vị giác ăn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh, bạn nên uống trước khi ăn 1 giờ. Nhớ là uống vừa đủ thôi nhé vì uống quá nhiều, dịch vị dạ dày bị loãng gây cản trở cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
Trước khi tắm: Khi tắm quá trình bài tiết và mất nước qua da vẫn diễn ra bình thường, do đó bạn cần uống một ly nước trước khi tắm, để cơ thể huy động năng lượng giúp cân bằng thân nhiệt cho cơ thể.
Trước khi ngủ: Uống một lượng nước nhỏ trước khi ngủ sẽ hạn chế tình trạng mất nước trong một đêm dài. Nên uống khoảng 200ml nước trước khi đi ngủ 1h để ngăn ngừa mất nước và những bệnh lý nguy hiểm khác
Khi đói và khát: Tất nhiên rồi, khi bạn cảm nhận khát thì nên bổ sung nước ngày vì đó là dấu hiệu mất nước trong cơ thể bạn. Còn khi đói, việc uống nước sẽ giúp “đánh lừa” dạ dày của bạn, làm cho dạ dày cảm giác lơ lửng như bạn đang dùng bữa chính vậy.
Trước và sau luyện tập thể thao: Để ngăn ngừa mất nước trong luyện tập và làm tăng hoạt động của cơ bắp, bạn nên uống khoảng 300ml nước trước khi luyện tập. Tương tự sau khi luyện tập, đợi cơ thể khô ráo mồ hôi bạn nên bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất.
Kết luận
Với những gì chúng tôi đã chia sẻ, bạn đã biết được lợi ích của việc uống nước là tốt như thế nào rồi đúng không? Ngoài vai trò giải khát, nước còn đảm nhận vai trò chính/phụ trong mọi phản ứng sinh hóa và hoạt động sống để bảo vệ cơ thể. Muốn có sức khỏe tốt, tuổi thọ cao bạn nên uống đúng, uống đủ mỗi ngày nha.
>>> Xem thêm: Có nên uống nước đá lạnh khi đang viêm họng?
0 Nhận xét